Là phụ nữ cứ hàng tháng, các cô nàng sẽ có thời gian khoảng một tuần trải qua những ngày kinh nguyệt hay còn gọi là “đến tháng”. Vào những ngày này, cơ thể của những người phụ nữ sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng kèm theo những cơn đau ở vùng bụng, lưng,… Để giúp cho cơ thể cảm thấy thoải mái và an toàn hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề đến tháng không nên ăn gì để tốt cho cơ thể của chính mình nhé!
Đến tháng là gì?
Đến tháng hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt, nó diễn ra hàng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng diễn ra ở tuổi dậy thì của người phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng theo một chu kỳ nhất định, do có sự phối hợp hoạt động theo trật tự nhưng vô cùng phức tạp trong cơ thể người phụ nữ.
Thời gian kéo dài chu kỳ kinh nguyệt bao lâu?
- Thông thường, những cô gái từ 15 tuổi sẽ có kinh nguyệt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng, thói quen sống hàng ngày có tác động rất lớn đến sự phát triển hormone trong cơ thể. Có những bé gái từ 11-12 tuổi đã bắt đầu có kinh nguyệt, điều này được coi là không bình thường so với sự phát triển của trẻ.
- Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu của kỳ kinh tháng này đến ngày đầu của kỳ kinh tháng tiếp theo, kéo dài khoảng 28-30 ngày. Thời gian hành kinh 3-7 ngày. Tuy nhiên, có một số bạn gái sẽ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài hơn bình thường.
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn kéo dài khoảng 20 ngày hoặc thấp hơn thì được xem là vòng kinh sớm, được gọi là chu kỳ kinh nguyệt ngắn.
- Khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài nhiều hơn 35 ngày hoặc dài hơn thì được xem là vòng kinh thưa, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt dài.
Đến tháng không nên ăn gì?
Khi đến tháng, một số loại thực phẩm có thể cải thiện và giảm bớt các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt như: đau bụng kinh, đau lưng dưới, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, đầy hơi chướng bụng, táo bón tiêu chảy, đau ngực, nổi mụn,…. Do đó, mỗi cô gái cần tìm hiểu kỹ về các triệu chứng trước kinh nguyệt, biết đến tháng không nên ăn gì để giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh hơn.
- Các loại gia vị như muối, đường: Sử dụng nhiều muối có thể dẫn đến tình trạng tích trữ nước trong cơ thể và gây đầy hơi. Nếu dùng đường quá nhiều có thể dẫn đến sự tăng năng lượng đột ngột và làm cho các cơn đau bụng kinh nguyệt trở nên dữ dội hơn. Vì vậy, cần sử dụng lượng muối và đường phù hợp để có thể cải thiện tâm trạng và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác.
- Những loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống chứa cồn,… Hơn nữa, chúng còn gây ra tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường, có thể dẫn đến thiếu máu. Đồng thời dễ gây kích thích, căng thẳng khiến tâm trạng trở nên nặng nề hơn, dễ cáu bẳn và mất tập trung. Ngoài ra, cà phê cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Nếu bạn có hiện tượng bị tiêu chảy trong thời gian chu kỳ, bạn nên giảm lượng cà phê để giúp ngăn ngừa tình trạng đau bụng tiêu chảy.
- Các thực phẩm đóng hộp sẵn như thịt hộp, cá hộp, phô mai,… Hoặc thực phẩm có chứa lượng muối natri rất lớn gây tích nước trong cơ thể, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, dẫn đến nguy cơ gây khó chịu trong những ngày hành kinh.
- Đồ chua và đồ cay nóng như: giấm, chanh, rau dưa lên men,… chúng gây cơn co thắt của dạ dày và tử cung thêm phần dữ dội hơn, ra máu kinh nhiều hơn.
- Thực phẩm có tính hàn như: tôm, cua, sò, rau má, rau khoai lang,… nếu bạn ăn trong thời gian có kinh, sẽ khiến dễ khiến chân, tay lạnh,…Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ không tốt cho kỳ kinh vì sẽ khiến da dễ nổi mụn, tiết nhiều dầu hơn, viêm nang lông…
Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường đối với sức khỏe của người phụ nữ. Tuy nhiên, để có một kỳ kinh nguyệt an toàn cho chính mình, mỗi người phụ nữ cần chăm sóc kỹ cho mình, đặc biệt là chế độ ăn uống và sinh hoạt. Cần tìm hiểu rõ đến tháng không nên ăn gì và ăn gì để tốt cho sức khỏe và bảo vệ chính bản thân mình nhé!