Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ quan tâm khi thấy con mình xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Thế nhưng các mẹ hãy yên tâm sau khi đọc bài viết này. Các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về nấc cụt, những dấu hiệu của chúng và cách chữa trị đơn giản, hiệu quả để các mẹ có thể an tâm hơn về con
Nguyên nhân dẫn đến nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Nấc cụt hay còn gọi đơn giản là bị nấc có nguyên nhân từ việc cơ hoành bị kích thích không liên tục và làm cho nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Đây là một hiện tượng xảy ra thường xuyên ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác của tình trạng này được biết đến như là:
Do trẻ bú quá no hoặc nuốt quá nhiều không khí trong quá trình bú bình. Bú bình không đúng cách dẫn đến không khí vào dạ dày quá nhiều đã tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và gây ra tiếng nấc.
Có thể là do trào ngược dạ dày vì axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến vì cơ quan tiêu hoá ở trẻ sơ sinh còn chưa phát triển hoàn thiện.
Cuối cùng có thể là do nền nhiệt thay đổi đột ngột dẫn đến khí lạnh vào phổi đã làm trẻ bị nấc cụt.
Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh nhanh, hiệu quả
Hiện tượng nấc ở trẻ em là một dấu hiệu hết sức thông thường và nhiều trẻ gặp phải. Vì thế phụ huynh không cần quá lo lắng tìm cách điều trị, mà dấu hiệu này có thể tự hết sau thời gian ngắn. Chỉ khi trẻ nấc nhiều, kéo dài và mạnh khiến trẻ chán ăn, nôn trớ thì các mẹ mới cần đưa đến cơ sở ý tế để được bác sĩ kiểm tra.
Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể áp dụng cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả bằng một số mẹo dân gian. Đây là những phương pháp dựa trên nguyên nhân của nấc cụt để chữa trị chúng đơn giản mà hiệu quả:
– Mẹ có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét vào hai lỗ tai của trẻ trong khoảng 30 giây và khép miệng trẻ trong khoảng 3 giây. Lặp lại động tác 15 lần nhưng không được mạnh tay, phải hết sức nhẹ nhàng sẽ có tác dụng với cơn nấc của trẻ.
– Với trẻ sơ sinh, để nấc cụt mất đi thì việc bú sữa mẹ và uống nước với trẻ trên 6 tháng là phương pháp hiệu quả. Dù đơn giản nhưng lại hiệu quả nhanh và được nhiều người áp dụng.
– Dùng tay bịt hai cánh mũi của trẻ đồng thời bịt miệng trẻ trong khoảng 3 giây. Bạn thực hiện động tác này từ 10 đến 15 lần giúp cho cơ hoành bị căng cứng không thể co lại và cơn nấc sẽ được ngưng.
– Khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt được các kích thích lên cơ hoành cũng là biện pháp để trẻ hết nấc. Tuy nhiên, không mẹ nào lại làm cho trẻ khóc cả. Vì thế, nếu nấc cụt mà trẻ khóc thì sau khi khóc sẽ tự hết, các mẹ yên tâm nhé.
– Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của trẻ để chữa nấc cụt hiệu quả. Đây là cách mà các mẹ hay dùng. Nhưng lưu ý là động tác phải thật dứt khoát, nhẹ nhàng với trẻ. Đến khi nào thấy trẻ ợ hơi ra thì lúc đó là thành công. Trong trường hợp đang bú mẹ mà bé bị nấc cụt thì hãy ngừng bú và vỗ nhẹ vào lưng cho bé ợ hơi thì nấc cụt sẽ hết.
– Ăn đường sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, phương pháp này không chỉ hữu dụng với trẻ mà ngay cả người lớn cũng có thể áp dụng. Nhưng chỉ trẻ quá 12 tháng mới nên áp dụng phương pháp này thôi nhé. Vì trẻ khi trẻ con nhỏ chưa ăn được đường sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
– Thay đổi tư thế bú cho trẻ đặc biệt là bú bình để tránh không khí có thể đi vào dạ dày của trẻ.
Phòng ngừa nấc cụt cho trẻ sơ sinh từ hành động nhỏ nhất
Để hạn chế nguy cơ nấc cụt ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể note lại những lưu ý dưới đây để phòng tránh nấc cụt hiệu quả nhất cho trẻ:
Giữ nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định, không để trẻ bị lạnh. Điều này không chỉ tốt với nấc cụt mà còn tốt với cơ thể, sức khỏe của trẻ. Các mẹ có thể dùng các phương pháp giữ ấm cần thiết và tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm gió lạnh.
Khi tắm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý, không được để nhiệt độ nước quá chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài, đặc biệt là vào mùa đông.
Không nên để trẻ quá đói mới cho trẻ bù vì khi đó trẻ sẽ bú nhanh dẫn đến không khí vào dạ dày của trẻ.
Những trường hợp bé liên tục bị nấc cụt trong khoảng thời gian dài thì cũng là một dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá. Vì thế dùng các mẹo bên trên không có kết quả thì hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh trên đây là những phương pháp đơn giản và hiệu quả. Chúc các mẹ chăm sóc con trẻ thật tốt.