Lê Trọng Tấn thuộc phường nào Hà Nội? Bài viết dưới đây mình sẽ cung cấp những thông tin xoay quanh chủ đề này. Cùng theo dõi nhé!
Có rất nhiều người thắc mắc đường Lê Trọng Tấn thuộc phường nào? Bởi vùng đất này ngày xưa thuộc Tổng Khương Đình – huyện Thanh Trì – tỉnh Hà Đông. Bài viết cung cấp những thông tin về đường Lê Trọng Tấn cũng như lịch sử của cái tên này nhé!
Mục Lục
Lê Trọng Tấn thuộc phường nào?
Đường Lê Trọng Tấn được thành lập vào tháng 1 năm 1998, mang tên Đại tướng Lê Trọng Tấn, có chiều dài 900m, rộng 30m. Từ đường Trường Chinh – cạnh Bảo tàng Phòng không – Không quân, đi cạnh đường băng sân bay Bạch Mai cũ đến cuối khu vực sân bay đến bờ tây sông Lừ. Hiện nay, con đường thuộc phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Lịch sử về con đường Lê Trọng Tấn
Sau năm 1954 thuộc quận VII ngoại thành Hà Nội, đây là cửa ngõ phía Tây Nam kinh thành Thăng Long. Con đường này trước năm 1975 chỉ là con đường mòn nối tiếp sân bay Bạch Mai, là khu vực quân sự, không có dân cư sinh sống. Trước khi có tên đường Lê Trọng Tấn, người dân thường gọi là đường Sân bay.
Đây nguyên là đất phường Hồng Mai, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương và làng Khương Trung (phần đầu và cuối là Định Công) bị người Pháp xẻ phần đất đưa vào làm đất sân bay, nay bị thu hẹp dần, vùng đất đã trở thành một thành phố của các gia đình quân đội. Từ đường này có 20 làn xe rẽ vào các khu dân cư. Sau năm 1975, các khu dân cư mới dần được hình thành, đường xá được mở rộng dần cho đến nay.
Dù là phố thuộc phường Khương Mai, quận Thanh Xuân nhưng hầu như không có trụ sở nào của phường này trên phố. Hầu hết trụ sở các cơ quan phường đều nằm trên đường Nguyễn Ngọc Nại.
Hiện trên đường Lê Trọng Tấn có rất nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng và hoạt động như:
- Ban Quản lý Tòa nhà Bộ CHQS Hà Nội và Ngân hàng Quân đội (số nhà 86);
- Xí nghiệp Xây lắp 244 Quân chủng Phòng không – Không quân (số nhà 164);
- Tổng Công ty Thành An (hay còn gọi là Binh đoàn 11), Công ty Xây dựng công trình 56 (số nhà 326);
- Trường THPT Nhân dân “Ngô Gia Tự” (số nhà 82);
- Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Việt Thủy (số nhà 238);
- Công ty Cổ phần Kỹ thuật – Thương mại Tam Sơn (số nhà 306);
- Công ty Cổ phần Kỹ thuật Nền móng (Số nhà 310).
Hưởng ứng chủ trương phát triển kinh tế của phường, các hộ dân thuộc đường Lê Trọng Tấn dù trong hẻm cũng phát triển kinh tế sôi động như thương mại, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp để nâng cao thu nhập, tạo việc làm và cải thiện điều kiện kinh tế – xã hội và cuộc sống trong một khu dân cư.
Các tuyến xe buýt chạy qua đường Lê Trọng Tấn: 12, 84
Tiểu sử về Đại tướng Lê Trọng Tấn
Một số thông tin về Đại tướng Lê Trọng Tấn
Lê Trọng Tấn (1914 – 1986): Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, quê ở làng Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước, hoạt động cách mạng từ năm 1944, tham gia khởi nghĩa ở Hà Đông năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là người chỉ huy Khu 14, Liên khu 10, giải phóng Đông Khê, Biên giới Điện Biên Phủ.
Ông từ trần ngày 5 tháng 12 năm 1986. Ông là một vị tướng tài ba, được quân dân tin yêu.
Những thành tựu của đại tướng Lê Trọng Tấn
- Năm 1958, ông là Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân.
- Năm 1961, ông là Thiếu tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng.
- Năm 1964, ông vào Nam làm Phó Tư lệnh Lực lượng vũ trang miền Nam.
- Năm 1975, ông tham gia chỉ huy giải phóng Huế – Đà Nẵng, chỉ huy cánh đông tiến công giải phóng Sài Gòn.
- Năm 1984, ông là Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương.
Kết luận
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: Đường Lê Trọng Tấn thuộc phường nào Hà Nội? Đồng thời cũng cung cấp cho bạn những thông tin lịch sử của con đường này. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc di chuyển tại Hà Nội.