“Nổi mề đay kiêng gì?” là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi mắc phải bệnh lý này. Ngoài việc áp dụng các bài thuốc điều trị bệnh thì việc kiêng khem cũng rất quan trọng, hỗ trợ tích cực cho quá trình chữa bệnh. Vậy, bị nổi mề đay phải kiêng gì để trị bệnh hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho người bệnh.
Mục Lục
Nổi mề đay kiêng gì để bệnh nhanh khỏi bệnh
Mề đay là tình trạng những nốt mẩn đỏ xuất hiện ở trên bề mặt da, kèm theo đấy là tình trạng ngứa ngáy. Thực tế thì đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng sẽ khiến cho người bệnh bị khó chịu, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Lối sống không khoa học là 1 trong những nguyên do khiến cho bệnh chuyển biến nặng nề hơn và có thể trở thành mãn tính. Vậy, nổi mề đay kiêng gì trong sinh hoạt hàng ngày?
Không chà xát mạnh vào da
Nổi mề đay có những triệu chứng như ngứa ngáy, cảm giác khó chịu. Nhiều tình trạng nặng sẽ bị ngứa cả ngày lẫn đêm, dẫn đến tình trạng mất ngủ, cơ thể suy nhược. Thông thường thì theo phản xạ tự nhiên, khi ngứa người bệnh sẽ chà xát vào vùng da để làm dịu đi cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Tuy nhiên cách làm này sẽ làm tình trạng mề đay bị lan rộng ra và khiến cho bệnh chuyển biến tệ hơn. Hơn nữa, việc chà xát cũng có thể gây ra những vết trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh đi sâu vào da. Điều này sẽ gây ra những nguy cơ nhiễm trùng da, viêm mô da tế bào…
Bởi vậy khi bị mề đay không được gãi và tác động mạnh lên vùng da bị bệnh. Ngoài ra hãy vệ sinh vùng tay sạch sẽ, cắt móng tay để không làm trầy hay tổn thương vùng da bị bệnh, ngăn chặn được nguy cơ nhiễm trùng da.
Nguyên nhân gây dị ứng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng mề đay phải kể tới như là: Khói bụi, lông động vật, phấn hoa… Đây là nguyên nhân kích thích khiến cho bạch cầu phóng ra histamin làm cho da mẩn đỏ và ngứa ngáy.
Vì vậy, theo những chuyên gia về da liễu thì bệnh nhân mắc mề đay cần phải cách ly hoàn toàn với các dị nguyên. Việc này sẽ kiểm soát bệnh và nhanh chóng đẩy lùi những triệu chứng, ngăn ngừa các nốt mề đay đỏ lan rộng. Từ đấy giảm nguy cơ bị mề đay mãn tính.
Ánh nắng mặt trời
Tia UV có trong ánh nắng mặt trời không những sẽ khiến da sạm đen, xỉn màu mà còn là nguyên nhân gây ra bệnh lý nổi mề đay nặng hơn.
Chuyên gia da liễu cho rằng, lượng nhiệt nóng và tia UV từ ánh nắng sẽ khiến da bị tiết mồ hôi, lớp dầu bảo vệ da cũng bị bay hơi. Việc này làm cho da yếu hơn, dễ ngứa và mẩn đỏ. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong khoảng thời gian từ 9h sáng đến 3h chiều.
Trong trường hợp khác, người bệnh hãy trang bị áo chống nắng, khẩu trang trước khi đi ra ngoài. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp với da.
Kiêng gió
Kiêng gió là 1 trong những điều kiêng kỵ nhất đối với người gặp tình trạng nổi mề đay. Đặc biệt nhất là với bệnh nhân bị mắc bệnh do dị ứng với thời tiết và môi trường. Bởi môi trường bên ngoài luôn chứa nhiều dị nguyên khác nhau như là: Bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,….
Ngay từ khi có những triệu chứng của bệnh, người bị cần kiêng gió ngay. Trường hợp phải đi ra ngoài thì nên mặc quần áo dài, đội mũ và đeo khẩu trang để hạn chế ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài tới làn da đang bị dị ứng.
Tuy nhiên, người bị bệnh cũng không nên vì vậy mà kiêng gió 1 cách tiêu cực, khi liên tục ở trong phòng kín. Điều này sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Sử dụng nhiều kem bôi ngoài da
Hầu hết những bệnh nhân bị nổi mề đay đều được chỉ định sử dụng thuốc uống và kem bôi ngoài da để giảm những triệu chứng của bệnh. Nhiều bệnh nhân cho rằng, việc dùng liên tục kem bôi sẽ nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều sẽ gây nên tình trạng nhờn thuốc và còn gây tác dụng ngược.
Ngoài ra, 1 vài trường hợp có thể bị dị ứng với những chất hóa học có trong thuốc, làm cho tình trạng trở nên nặng hơn. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng kem bôi theo chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro có thể xảy ra.
Mỹ phẩm
Bên cạnh việc dùng thuốc theo liệu trình và chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần phải chú ý đến vấn đề kiêng khem. Và mỹ phẩm cũng là một trong những tác nhân người bệnh cần phải lưu ý kiêng và hạn chế dùng.
Trong mỹ phẩm có thể có các thành phần hóa học chứa và mang các dị nguyên. Khi da bị tổn thương bởi những yếu tố này sẽ dẫn tới tình trạng dị ứng, kích ứng da và bị nổi mề đay ở mặt. Bởi vậy, ngay khi bệnh khởi phát, bệnh nhân phải ngừng sử dụng mỹ phẩm và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Tổng kết
Bài viết trên đã giải đáp vấn đề “Nổi mề đay kiêng gì?” của nhiều người bệnh. Trong quá trình chữa trị bệnh, ngay khi gặp những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần phải tới các cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ kịp thời đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp.